Hồ Chí Minh 胡志明 (1890–1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất
Thành, khi hoạt động ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, rồi Hồ Chí
Minh.
Người sinh ngày 19 tháng Năm 1890, trong một gia đình trí thức nghèo, gốc nông dân. Thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng và từng làm việc cho triều Nguyễn, nhưng bị cách chức vì có tinh thần yêu nước thương dân, ông thường có thái độ chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp. Thân mẫu cụ bà Hoàng Thị Loan là con gái một nhà Nho làm nghề dạy học nên cũng được học ít nhiều, bà tính tình hiền hậu, đảm đang, quen việc đồng áng, dệt vải, hết lòng săn sóc chồng, dạy dỗ các con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh và anh là Nguyễn Sinh Khiêm đều vào tù ra tội nhiều lần vì có tham gia chống thực dân Pháp.
Quê hương của Người (làng Kim Liên quê nội liền kề với làng Hoàng Trù quê ngoại, đều thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Người rất khâm phục cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885-1896), phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1904-1908), Cuộc vận động cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng (1905-1908), Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu (1885-1913). Nhưng vượt qua những hạn chế của các nhà yêu nước đi trước, năm 1911 Người quyết định vượt biển sang phương Tây, quê hương của những cuộc cách mạng dân chủ, nơi có nền khoa học và kỹ thuật phát triển để thực hiện mục đích là dành độc lập, tự do. Trước khi xuất dương tìm đường cứu nước Người đã có thời gian học tại các trường học tại Vinh, Huế nên có điều kiện chủ động và nhanh chóng hoà nhập vào xã hội phương Tây.
Người nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin khi hoạt động trên đất Pháp. Chính vào lúc phong trào cách mạng Pháp đang dâng cao dưới ảnh hưởng tốt đẹp của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và thông qua những đại biểu của những người cùng khổ nhất của nước Pháp, Người đã bắt gặp chân lý cứu nước là chủ nghĩa Mác Lênin. Từ đến với chủ nghĩa Mác Lênin, trở thành người cộng sản đầu tiên ở Việt Nam và là một trong số những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp (1920).
Từ năm 1921 đến 1930, với những hoạt động phong phú và sáng tạo ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc... vừa ra sức học tập nâng cao trình độ lý luận cách mạng vừa tham gia các hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế cộng sản, viết sách, báo, mở lớp huấn luyện đào tạo, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam một cách hệ thống...
Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 tháng Hai 1930) trong những năm tiếp theo, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cách mạng, có thời gian bị bắt và tù đày trong nhà lao đế quốc Anh ở Hồng Kông (1931-1932), Người vẫn theo dõi sát sao phong trào cách mạng trong nước, kịp thời đóng góp với Trung ương Đảng ở trong nước nhiều ý kiến cụ thể để chỉ đạo tốt đường lối của Đảng.
Ngày 8 tháng Hai 1941, Người trở về Tổ quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào tháng Năm 1941.
Tháng Tám 1942 với tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam bên đó và lực lượng của Đồng minh. Vừa qua biên giới, Người đã bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam hơn một năm, qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Thời gian Người đã viết tập thơ Ngục trung nhật ký, một tác phẩm lịch sử và văn học được đánh giá cao.
Người đã vận dụng thành công học thuyết Mác Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa lịch sử và có tính chất thời đại mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Sau ngày Tuyên ngôn độc lập (ngày 2 tháng Chín 1945) tình hình đất nước vô cùng khó khăn, vì giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu, nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội (1954). Sau giải phóng miền Bắc, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân hai miền Nam, Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
Hồ Chí Minh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến cứu nước, Người chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mạnh chính nghĩa và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh thắng bọn xâm lược.
Người sinh ngày 19 tháng Năm 1890, trong một gia đình trí thức nghèo, gốc nông dân. Thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng và từng làm việc cho triều Nguyễn, nhưng bị cách chức vì có tinh thần yêu nước thương dân, ông thường có thái độ chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp. Thân mẫu cụ bà Hoàng Thị Loan là con gái một nhà Nho làm nghề dạy học nên cũng được học ít nhiều, bà tính tình hiền hậu, đảm đang, quen việc đồng áng, dệt vải, hết lòng săn sóc chồng, dạy dỗ các con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh và anh là Nguyễn Sinh Khiêm đều vào tù ra tội nhiều lần vì có tham gia chống thực dân Pháp.
Quê hương của Người (làng Kim Liên quê nội liền kề với làng Hoàng Trù quê ngoại, đều thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Người rất khâm phục cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885-1896), phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1904-1908), Cuộc vận động cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng (1905-1908), Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu (1885-1913). Nhưng vượt qua những hạn chế của các nhà yêu nước đi trước, năm 1911 Người quyết định vượt biển sang phương Tây, quê hương của những cuộc cách mạng dân chủ, nơi có nền khoa học và kỹ thuật phát triển để thực hiện mục đích là dành độc lập, tự do. Trước khi xuất dương tìm đường cứu nước Người đã có thời gian học tại các trường học tại Vinh, Huế nên có điều kiện chủ động và nhanh chóng hoà nhập vào xã hội phương Tây.
Người nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin khi hoạt động trên đất Pháp. Chính vào lúc phong trào cách mạng Pháp đang dâng cao dưới ảnh hưởng tốt đẹp của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và thông qua những đại biểu của những người cùng khổ nhất của nước Pháp, Người đã bắt gặp chân lý cứu nước là chủ nghĩa Mác Lênin. Từ đến với chủ nghĩa Mác Lênin, trở thành người cộng sản đầu tiên ở Việt Nam và là một trong số những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp (1920).
Từ năm 1921 đến 1930, với những hoạt động phong phú và sáng tạo ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc... vừa ra sức học tập nâng cao trình độ lý luận cách mạng vừa tham gia các hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế cộng sản, viết sách, báo, mở lớp huấn luyện đào tạo, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam một cách hệ thống...
Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 tháng Hai 1930) trong những năm tiếp theo, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cách mạng, có thời gian bị bắt và tù đày trong nhà lao đế quốc Anh ở Hồng Kông (1931-1932), Người vẫn theo dõi sát sao phong trào cách mạng trong nước, kịp thời đóng góp với Trung ương Đảng ở trong nước nhiều ý kiến cụ thể để chỉ đạo tốt đường lối của Đảng.
Ngày 8 tháng Hai 1941, Người trở về Tổ quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào tháng Năm 1941.
Tháng Tám 1942 với tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam bên đó và lực lượng của Đồng minh. Vừa qua biên giới, Người đã bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam hơn một năm, qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Thời gian Người đã viết tập thơ Ngục trung nhật ký, một tác phẩm lịch sử và văn học được đánh giá cao.
Người đã vận dụng thành công học thuyết Mác Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa lịch sử và có tính chất thời đại mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Sau ngày Tuyên ngôn độc lập (ngày 2 tháng Chín 1945) tình hình đất nước vô cùng khó khăn, vì giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu, nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội (1954). Sau giải phóng miền Bắc, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân hai miền Nam, Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
Hồ Chí Minh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến cứu nước, Người chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mạnh chính nghĩa và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh thắng bọn xâm lược.